1/ Ung thư cổ tử cung là gì? Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm và dễ gặp ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung do vi rú...
1/ Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm và dễ gặp ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung do vi rút HPV gây ra, và quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người, sinh đẻ nhiều, hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh ung thư cổ tử cung khá cao, đặc biệt là nữ giới ở khu vực TP HCM và Hà Nội.
Khoảng 70% các trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm vi rút HPV. HPV lây lan qua đường tình dục không an toàn. Do đó, những phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều người thường có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ bình thường. Thông thường, HPV lây lan và xâm nhập vào tử cung của phụ nữ, sau đó phát triển và làm biến đổi gen của các tế bào ở đây. Lâu dần các tế bào bị biến đổi gen sẽ biến thành các tế bào ác tính và gây bệnh ung thư cổ tử cung.Quá trình này tiến triển và kéo dài từ 10-15 năm, và giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì rõ ràng nên rất khó để người bệnh có thể nhận biết.
Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng gì rõ ràng, nên rất khó để bạn phát hiện ra. Bước sang các giai đoạn sau thì ung thư cổ tử cung sẽ có những biểu hiện rõ ràng hơn như:
- Đau lưng thường xuyên.
- Đi tiểu buốt, nước tiểu có màu đục và chảy máu âm đạo
- Đau khi quan hệ tình dục, và tiết nhiều dịch âm đạo,
- Một chân bị sưng
- Táo bón mãn tính, nghĩa là người bệnh luôn có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được.
4/ Điều trị ung thư cổ tử cung- Đi tiểu buốt, nước tiểu có màu đục và chảy máu âm đạo
- Đau khi quan hệ tình dục, và tiết nhiều dịch âm đạo,
- Một chân bị sưng
- Táo bón mãn tính, nghĩa là người bệnh luôn có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được.
Hiện nay có 2 phương pháp được sử dụng để điều trị ung thư cổ tử cung là là phẫu thuật và xạ trị. Việc quyết định sử dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh.Có một số trường hợp, bác sĩ sử dụng cả 2 phương pháp để đem lại hiệu quảtốt nhất. Thông thường điều trị ung thư cổ tử cung sẽ được thực hiện như sau:
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 với bướu nhỏ hơn 4 cm:
Đây là giai đoạn bướu còn khu trú hoàn toàn tại tử cung, nên việc điều trị diễn ra đơn giản và nhanh chóng.Trong trường hợp này, bác sĩ chỉ cần phẫu thuật hoặc xạ trị đơn thuần là đã có thể “phá hủy” hoàn toàn bướu. Việc lựa chọn phẫu thuật hay xạ trị trong trường hợp này, còn phụ thuộc vào các yếu tốt như sức khỏe, tuổi tác và cả điều kiện kinh tế.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 bướu lớn hơn 4cm đến giai đoạn II:
Giai đoạn này các tế bào gây bệnh không còn khu trú hoàn toàn tại tử cung nữa, mà đã lây lan sang các mô cạnh tử cung và 1/3 trên âm đạo. Điều trị ung thư cổ tử cung trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn hơn ở giai đoạn 1, và việc điều trị cũng được chia ra làm nhiều giai đoạn. Ở giai đoạn đầu tiên, thông thường các bác sĩ sẽ kết hợp xạ trị và hóa trị, sau đó dựa trên tình hình sức khỏe và tiến triển bệnh mới đề ra các bước điều trị tiếp theo.
Từ giai đoạn III đến giai đoạn IV:
Đây là giai đoạn khá nguy hiểm của ung thư cổ tử cung, vì lúc này bệnh đã lây lan rộng sang các vùng mô cạnh tử cung, xuống 1/3 âm đạo hoặc các cơ quan lân cận tử cung. Điều trị ung thư cổ tử cung trong giai đoạn này hết sức khó khăn, và phương pháp phẫu thuật hầu như là không thể thực hiện được. Nguyên nhân là do bệnh đã lấy lan quá rộng, nên tỉ lệ thành công sau khi phẫu thuật thường là rất thấp. Để điều trị ung thư cổ tử cung trong giai đoạn này bác sĩ thường sử dụng xạ trị và hóa trị, đối với những trường hợp nặng bác sĩ còn kết hợp cả xạ trị trong và xạ trị ngoài.
Giai đoạn bệnh ung thư cổ tử cung đã di căn:
Ở giai đoạn này bệnh ung thư cổ tử cung gần như không thể điều trị khỏi, và các bác sĩ chỉ sử dụng phương pháp hóa trị để ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển và lây lan.
Bệnh ung thư cổ tử cung có nguy cơ tái phát bệnh rất cao, do đó sau khi điều trị bệnh nhân cần tái khám thường xuyên và định kỳ. Trong quá trình điều trị và phục hội bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ, giữ cho tinh thần thoải mái và có thể rèn luyện thể dục thể thao để giúp tăng cường sức khỏe nâng cao tinh thần, và giúp quá trình điều trị và phục hồi diễn ra thuận lợi hơn.
5/ Tỉ lệ thành công khi điều trị ung thư cổ tử cungBệnh ung thư cổ tử cung có nguy cơ tái phát bệnh rất cao, do đó sau khi điều trị bệnh nhân cần tái khám thường xuyên và định kỳ. Trong quá trình điều trị và phục hội bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ, giữ cho tinh thần thoải mái và có thể rèn luyện thể dục thể thao để giúp tăng cường sức khỏe nâng cao tinh thần, và giúp quá trình điều trị và phục hồi diễn ra thuận lợi hơn.
Tỉ lệ điều trị và sống trên 5 năm của các bệnh nhân ung thư cổ tử cung phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện và chữa trị bệnh ở giai đoạn nào. Theo đó, thì các bệnh nhân phát hiện bệnh sơ ở giai đoạn đầu tiên là 92%, giai đoạn 1 là 80%-90%, giai đoạn 2 là 50%-65%, giai đoạn 3 là 25%-35%, và ít hơn 15% cho giai đoạn 4. Vì vậy, việc khám sức khỏe phụ khoa thường xuyên để sớm phát hiện bệnh là điều mà nữ giới nên làm.
Dựa trên định dạng các chủng HPV gây Ung thư cổ tử cung, mà các chuyên gia nghiên cứu và thử nghiệm thành công 2 loại vắc-xin chủng ngừa Ung thư cổ tử cung. Cả 2 loại này đều được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam. Loại đầu tiên ngừa 2 týp HPV 16 và 18, loại thứ 2 ngừa được 4 týp lad 6,11,16,và 18. Việc chủng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất là ở giai đoạn 10-26 tuổi, chưa quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung tốt nhất là các bạn gái nên quan hệ tình dục lành mạnh, không hút thuốc, và sinh đẻ có hết hoạch. Việc khám phụ khoa thường xuyên và định kỳ cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.