Tác dụng của hoa cẩm chướng


Hoa cẩm chướng (Carnation) có tên khoa học là Dianthus cariophyllus L, thuộc họ Caryophyllaceae, có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và chuyển và...

Hoa cẩm chướng (Carnation) có tên khoa học là Dianthus cariophyllus L, thuộc họ Caryophyllaceae, có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và chuyển vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XX. Tên gọi khoa học Dianthus có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp dios - thần, thánh và anthos - hoa, và nó được nhà thực vật học Hy Lạp Theophrastus (khoảng 370 TCN - 285 TCN) đặt ra. Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 300 loài và có rất nhiều giống lai khác đối phiến lá nhỏ dày, dài, không có răng cưa, mặt lá thường nhẵn.

[​IMG] ​

Đông y cho rằng, cẩm chướng có vị đắng, tính hàn, tác dụng lợi tiểu, thông lâm, hoạt huyết, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt, đái ra máu, đái ra sỏi, bệnh sỏi thận, tiểu tiện không thông, bế kinh, phù thũng, trừ giun, lá dùng chữa tắc ruột. Không dùng cho phụ nữ có thai vì cẩm chướng có tác dụng gây sẩy thai.

Sau đây là những phương thuốc chữa bệnh dùng từ cây hoa cẩm chướng
1. Chữa sỏi thận

Tác dụng điều trị bệnh sỏi thận với công thức và liều lượng uống như sau: Cẩm chướng 10g, kim tiền thảo 8g, xơ mướp 5g, râu ngô 8g, thuốc sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần 60ml, cần uống trong 7 ngày liền là một liệu trình. Nghỉ giữa các liệu trình là 3 ngày. Phải uống 3 liệu trình.
2. Chữa tiểu ra máu

 ​

Cẩm chướng 10g, rau má 18g, rễ cỏ tranh 8g, rễ cỏ xước 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia ra nhiều lần uống. Cần uống liên tiếp 3 ngày.
3. Chữa bế kinh

Cẩm chướng 15g, ngải cứu 10g, ích mẫu 8g, củ nghệ 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần uống 50ml, cần uống 5 ngày liền, trước kỳ kinh 10 ngày.
4. Chữa tiểu tiện bí

Cẩm chướng 10g, hành (cả rễ, củ, lá) 5 củ, mướp non 20g. Tất cả cho vào đun kỹ lấy nước uống nhiều lần trong ngày.



Trong lịch sử, hoa cẩm chướng cũng đã được nhắc đến vào thế kỷ 13, khi đội quân Thập tự chinh bị tấn công bởi dịch bệnh, gần Tunis. Người ta đã trộn lá cẩm chướng với rượu và uống nó để trị những cơn sốt dữ dội.

Trong cuốn sách nghiên cứu về thảo mộc thế kỷ 16, John Gerard đã viết rằng, hoa cẩm chướng và đường, chế thành mứt được dùng để chữa những cơn sốt và giải độc.

[​IMG]

Người ta còn dùng hoa cẩm chướng trong sản xuất hương bia, rượu vang và chế thuốc nhuộm tóc đen.